Làn da đóng vai trò rất lớn trong tinh thần, sức khỏe của cơ thể chúng ta. Ngoài việc bảo vệ bên ngoài cơ quan này còn giúp điều hòa nhiệt độ và cân bằng các chất. Vậy cụ thể cấu trúc và chức năng của da như thế nào? Cùng Hills Spa & Beauty đi tìm câu trả lời qua nội dung ngay sau đây bạn nhé!
I. Cấu trúc của da như thế nào?
Cấu trúc da là tập hợp các nhân tố cấu thành nên làn da. Như vậy, cấu trúc này chính là “bộ khung” để bao bọc và kết nối tế bào ở cả lớp thượng bì và lớp trung bì. Trong đó bao gồm các protein liên kết (sợi đàn hồi), thần kinh, các tuyến và các chất keo gian bào, hệ thống mạch máu,…
Tuy nhiên, theo thời gian và tuổi tác cấu trúc da này dần dần sụt giảm. Điều đó khiến cho sự liên kết giữa các yếu tố trở nên lỏng lẻo, sự thúc đẩy và tái tạo cũng chậm lại bởi mạch máu suy thoái… Từ đó khiến cho da mỏng dần đi, trở nên nhạy cảm và bị lão hóa.
Làn da của chúng ta được cấu tạo từ rất nhiều lớp khác nhau. Trong đó cấu trúc da bao gồm:
- Lớp biểu bì: Lớp da này chính là lớp ngoài cùng mà chúng ta nhìn thấy và cảm nhận được. Trong đó lớp biểu bì gồm có 5 tế bào khác nhau là lớp đáy, lớp hạt, lớp gai, lớp sừng và lớp bóng.
- Lớp trung bì: Lớp này bao gồm có lớp lưới và lớp nhú.
- Lớp dưới da: Lớp dưới da bao gồm có các mô mỡ, các nang lông và cơ quan thụ cảm (các tiểu thể Vater-Pacini)
II. Chức năng và cấu trúc của da như thế nào?
Dưới đây là những thông tin liên quan đến chức năng và cấu trúc của da:
1. Chức năng của da ra sao?
Làn da của chúng ta hoạt động như một cơ quan bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại từ bên ngoài.Trong đó bao gồm:
1.1. Tác nhân từ Tia bức xạ, lạnh, nóng và mất nước
Lớp ngoài cùng của da chính là lớp sừng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những tác động từ môi trường. Đồng thời còn giúp hạn chế sự mất nước ở lớp của biểu bì.
Bên cạnh đó lớp da này còn chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên giúp duy trì độ ẩm, đàn hồi, sự săn chắc và mềm mại của da. Trong trường hợp nếu các nhân tố bắt nguồn từ tuyến bã nhờn này bị suy yếu thì da sẽ mất đi lớp ẩm. Đặc biệt, khi độ ẩm của lớp sừng này giảm xuống ở mức từ 8- 10% sẽ khiến cho da trở nên khô ráp, sần sùi và thậm chí còn có xu hướng bị nứt nẻ.
Ngoài da, nếu như làn của chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến sự sản sinh sắc tố tăng lên. Điều đó sẽ khiến da trở nên dày hơn để tự chúng bảo vệ cơ thể. Hơn nữa sự hoạt động của các tế bào mở ở mô dưới da cũng giúp cô lập cơ thể chúng ta khỏi nhiệt độ nóng và lạnh.
1.2. Bảo vệ da trước các tác nhân vật chất hóa học
Với khả năng đệm của 2 lớp màng bao gồm hydrolipid và axit sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những chất hóa học có tính kiềm gây hại.
1.3. Bảo vệ khỏi vi khuẩn và vi rút
Lớp sừng của biểu bì cùng với các axit bảo vệ sẽ giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn và nấm từ ngoài môi trường. Trường hợp nếu không may có một tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên này thì hệ thống miễn dịch của da sẽ tự động phản ứng lại.
1.4. Bảo vệ da trước áp lực, mài mòn
Như đã nhắc đến ở phần trên các lớp biểu bì tạo thành lớp đầu tiên để bảo vệ cơ quan bên trong. Bên cạnh đó, các tế bào mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm giúp giảm va chạm đồng thời bảo vệ các mô cơ ở phía dưới.
Ngoài ra, khi da tiếp xúc với các nhân tố bên ngoài, sẽ làm cho lớp sừng dày lên. Cụ thể nhất bạn có thể nhận thấy khi bị cọ xát nhiều các vết chai chính là lớp da những vị trí này sẽ càng dày lên.
1.5. Một số chức năng khác
Ngoài một số những chức năng kể trên thì làn da còn đảm nhiệm một số chức năng khác như:
- Có khả năng tái tạo và phục hồi các vết thương
- Giúp kiểm soát cảm xúc khi cơ thể bị va chạm, chấn động, nhiệt độ…
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi nóng đổ mồ hôi để làm mát cơ thể và khi lạnh thu nhỏ các mạch máu để giữ nhiệt
- Giúp nuôi dưỡng cơ thể các tế bào chất béo ở mô dưới da sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết. Do đó bất cứ khi nào cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển qua các mạch máu dưới da và đưa đến nơi cần thiết.
Ngoài ra, làn da của chúng ta còn có chức năng rất quan trọng đó là thẩm mỹ. Nó góp phần tạo nên ngoại hình cũng như vẻ bề ngoài rất quan trọng trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Đọc tiếp: Làn da ở các độ tuổi khác nhau như thế nào?
Chúng tôi hy vọng rằng qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về chức năng và cấu trúc của da. Hãy theo dõi Hills Spa & Beauty để cập nhật những thông tin hữu ích về da và cách chăm sóc da nhé!
The post Chức năng và cấu trúc của da như thế nào? first appeared on HillsBeauty.vn.
from HillsBeauty.vn https://hillsbeauty.vn/chuc-nang-va-cau-truc-cua-da-nhu-the-nao/
Dr Phạm Thanh Hào
Bác sĩ Thẩm mỹ Bệnh Viện Thẩm mỹ SeoulCenter - Quận 10
Mỗi ca phẫu thuật thành công, mỗi nhận xét của khách hàng chính là thước đo về chuyên môn giúp bản thân tôi nỗ lực và phấn đấu không ngừng
drphamthanhhao@gmail.com
375 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
1800 088 878
https://seoulcenter.vn/author/phamthanhhao
#drphamthanhhao
https://www.facebook.com/drphamthanhhao
https://drphamthanhhao.blogspot.com/
ANCHOR
https://twitter.com/drphamthanhhao
https://seoulcenter.vn/author/phamthanhhao
https://phamthanhhao.weebly.com/