Tác dụng của Retinol Obagi – vì sao không nên dùng để trị mụn?

5/5 - (1 bình chọn)

Tác dụng của Retinol Obagi thì đã được nhắc đến rộng rãi trong cộng đồng skincare treatment rồi. Mình biết đây là con Re được khen rất nhiều, nhưng bài viết hôm nay của mình là để làm điều ngược lại. Với làn da dầu mụn như mình, nó thật sự không hợp.

Nếu là trước đây, có thể mình sẽ nghĩ chắc tại xui, do cơ địa da mình không hợp Retinol. Nhưng trải qua quá trình tự học kiến thức sau khi bị “toang” bởi Retinol Obagi, mình mới phát hiện nguyên nhân đến từ bảng thành phần sản phẩm. Những người bạn da dầu mụn mình quen ở ngoài hay biết qua các bài trong group kín cũng gặp vấn đề như mình hồi đó.

Nhấn mạnh bài viết đến từ trải nghiệm và quan điểm cá nhân của mình, nhằm giúp các bạn da dầu mụn chọn lựa sản phẩm hiệu quả ít rủi ro. Không nhằm để công kích bất cứ nhãn hàng nào. Vì mình cũng đã chứng kiến bạn bè mình da khô lão hoá dùng Retinol Obagi rất ngon nghẻ. Nhưng nhóm da dầu mụn thì vẫn nên xem lại nha.

I. TÁC DỤNG CỦA RETINOL OBAGI KHÔNG DÀNH CHO DA DẦU MỤN ẨN

tác dụng của retinol obagi
Bảng thành phần đầy đủ của sản phẩm Retinol Obagi

1. Hệ nền Retinol Obagi nhiều thành phần gây bí tắc da

Trước hết bạn cần biết, mụn ẩn hình thành từ quá trình tăng tiết bã nhờn và tế bào chết tích tụ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Lúc này tế bào sừng sẽ bít luôn lỗ chân lông trên bề mặt da khiến nhân mụn không trồi lên được và bị đẩy xuống dưới da trở thành mụn ẩn. Để khắc phục vấn đề đòi hỏi một chế độ chăm da điều tiết dầu thừa và làm lỗ chân lông thông thoáng.

Thế nhưng khi nhìn vào bảng thành phần trong hình, có thể thấy hệ nền Retinol Obagi khá dày và bí với:

  • Số lượng lớn các thành phần thuộc nhóm dầu nền (Caprylic/Capric Triglyceride – đứng thứ 2 bảng thành phần)
  • Silicone không bay hơi (Cyclopentasiloxane – đứng thứ 4 bảng thành phần), chất giữ ẩm.

Bạn nào mà dùng rồi chắc đã biết kết cấu Retinol của OBG khá đặc, hơi bết trên người da dầu, mụn.

Công tâm mà nói những chất này cũng có tác dụng giúp tạo lớp màng che phủ trên bề mặt da, ngăn mất nước và độ ẩm từ bên trong. Tuy nhiên, chính lớp màng này cũng giữ luôn tất cả vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn dư thừa… ở lại lỗ chân lông mà không thoát ra được. Đây đích thực là “cơn ác mộng” với những làn da tiết dầu nhiều. Từ đó khiến mụn ẩn trị hoài không dứt thậm chí còn trầm trọng thêm.

Để kiểm chứng điều mình vừa phân tích, bạn có thể thử dạo một vòng quanh các group làm đẹp, không khó để bắt gặp những trường hợp dùng Retinol Obagi bị lên mụn li ti dai dẳng. Chưa kể chúng còn xảy đến với da hỗn hợp chứ không riêng gì da dầu mụn, điển hình là vài trường hợp mình đưa ra dưới đây:

retinol obagi trị mụn

retinol obagi trị mụn

2. Nguy cơ bị đẩy mụn viêm

Vì sao trầm trọng hơn? Để mình nhắc lại một yếu tố góp phần gây mụn khá quen thuộc nhé – đó là vi khuẩn kị khí P.Acnes. Mà đã là kị khí thì môi trường càng ít không khí càng lý tưởng. Do đó nếu da cứ mãi trong tình trạng bít tắc, đây chính là cơ hội tuyệt vời để chúng sinh sôi nảy nở khiến mụn ẩn chuyển sang mụn viêm.

tác dụng của retinol obagi

Trước đây mình cũng đã từng trải qua giai đoạn “ám ảnh” như bạn trong hình. Da mình là da dầu, mụn ẩn trên trán nhiều chứ mụn viêm thì ít, khoảng 2-3 nốt thôi. Hồi đó chỉ biết nghe review, lên web coi tác dụng của Retinol Obagi rồi mua về dùng chứ cũng chẳng nghĩ nhiều. Cho đến khi mình bị đẩy mụn viêm suốt 2 tháng liền không dứt.

retinol obagi trị mụn

Đây là hình ảnh da mình giai đoạn lên mụn viêm ồ ạt sau tầm 1 tháng dùng Re Obagi. Cũng do trước đây thiếu kiến thức mình cứ nghĩ đây là đẩy mụn bình thường, xong là sẽ hết mụn. Nhưng không mọi người ạ. Mình tiếp tục bôi 1 tháng sau da vẫn không khá lên nổi, mụn mủ mụn viêm còn lan ra thêm.

Cũng vì trải nghiệm nhớ đời này mà mình quyết tâm tự học kiến thức skincare chứ không phó mặc cho review nữa. Trộm vía giờ da ổn hơn nhiều mà còn tiết kiệm được mớ tiền mua mỹ phẩm vì mình chỉ chọn cái nào phù hợp da mình thôi. Cũng coi như “trong cái rủi có cái may”.

II. BÙNG VIÊM KHI DÙNG RETINOL OBAGI CHO DA MỤN VIÊM

1. Vi khuẩn lan nhanh kích hoạt phản ứng viêm trên diện rộng

Đọc phần trên xong hẳn bạn chỉ nghĩ đơn giản lên mụn viêm thôi thì cũng không có gì quá nghiêm trọng. Cứ thử xui thì bỏ cũng không ảnh hưởng gì mấy. Nhưng mọi chuyện không đơn giản vậy đâu. Bạn cần biết, mụn viêm là vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch da.

Hiểu một cách đơn giản, hệ miễn dịch da sẽ có cơ chế tự bảo vệ khi gặp yếu tố lạ xâm nhập. Như mình đã nói ở phần trên, Retinol Obagi chứa các thành phần có khả năng bí tắc cao và dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt trên da dầu mụn. Và vi khuẩn phát triển quá độ chính là một trong những yếu tố bất thường khiến hệ miễn dịch da kích hoạt cơ chế tự bảo vệ này.

Một trong những biểu hiện của quá trình này là phản ứng viêm, bao gồm những nốt mụn viêm và tình trạng nóng, ngứa, đỏ, rát, sưng trên da. Tệ hơn là phản ứng viêm có thể lan rộng nếu hệ miễn dịch bị kích hoạt quá mức. Từ đây, chúng sẽ hình thành nên những ổ khuẩn sâu và xuất hiện tình trạng mụn sưng đỏ, cứng xung quanh, vùng nhân mụn có chứa dịch màu vàng hoặc trắng – hay còn được gọi là mủ.

Mụn này rất dễ bị tổn thương vì thế khi vô tình chạm vào hoặc nặn sai cách sẽ khiến mụn bị vỡ ra, gây viêm nhiễm các khu vực lân cận. Đặc biệt, khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác đau và thường để lại vết thâm khó phai sau khi mụn lành. Nếu không chữa trị sớm, tổn thương càng sâu càng có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.

Mà nói luôn, nếu để đến mức độ này bạn không thể chỉ trông chờ vào skincare tại nhà đâu mà phải cần đến bác sĩ. Thường bác sĩ sẽ kê kháng sinh kết hợp với các hoạt chất trị mụn khác cho bạn. Nhưng thôi ráng đừng để phải đến bước dùng kháng sinh, nhiều tác dụng phụ lắm. Hiện nay thế giới đang kêu gọi hạn chế dùng kháng sinh, sao chúng ta cứ phải đâm đầu vào chỉ vì sự liều lĩnh nhất thời?

2. Nguy cơ kích ứng, khiến hệ miễn dịch da mụn nhạy cảm hơn

Nhìn vào bảng thành phần của Retinol Obagi, chúng ta còn thấy cả sự góp mặt của Coenzyme Q10, chiết xuất hoa cúc, Hyaluronic Acid, Vitamin E, Bisabolol, Vitamin C, chiết xuất tinh dầu hoa Rum, tinh dầu Jojoba… Đây là những thành phần hỗ trợ cực kỳ tốt cho việc cải thiện lão hoá. Bởi mình mới nói ngay từ đầu tác dụng của Retinol Obagi sẽ phù hợp dùng cho da khô lão hoá.

Nhưng rõ ràng đây là một bảng thành phần vắng bóng các hoạt chất hỗ trợ tốt cho da mụn. Thậm chí còn xuất hiện một cái tên với nguy cơ kích ứng cao – Vitamin C dẫn xuất LAA. Chưa kể dùng nhiều loại tinh dầu cũng góp phần tăng khả năng bít tắc da.

Có thể với da bình thường, đang không gặp vấn đề về mụn, điều này vẫn ok. Nhưng với da mụn viêm đang khá nhạy cảm, việc dùng Retinol tinh khiết mà còn có cả thành phần acid như Vitamin C ở dạng LAA là rất đáng báo động. Nếu muốn dùng cần đảm bảo một quy trình phục hồi vừa đủ cộng với sự điều chỉnh tần suất và cách layer Retinol hợp lý.

Nhưng để làm được điều này không hề dễ, tất cả phụ thuộc vào một lý do không thể mơ hồ hơn – “cơ địa da”. Bạn có chắc mình hiểu được “tính nết” của hệ miễn dịch da bạn cặn kẽ đến mức sẽ không làm nó “nổi giận” không?

tác dụng của retinol obagi

tác dụng của retinol obagi

 

Bạn cũng đừng ngây thơ cho rằng kích ứng thì tăng phục hồi lên chứ có làm sao. Bởi việc kích ứng cứ lặp đi lặp lại sẽ làm da bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm, hệ miễn dịch da thiết lập “báo động đỏ”. Lúc này, ngay cả việc dùng hoạt chất phục hồi nhẹ dịu đến mấy cũng có khả năng “chọc giận” những nốt mụn viêm trên da. Giải quyết mụn chưa xong lại mất thêm thời gian đi chữa kích ứng – nghe thôi đã thấy chán nản cùng cực và tốn kém rất nhiều tiền bạc rồi.

Nhưng nếu lỡ trong trường hợp bạn có da dầu mụn và mua Retinol Obagi rồi thì sao? Cách “chữa cháy” tạm thời đó là nên dùng giãn cách, bôi lượng mỏng và hạn chế dùng mấy thành phần gây bí da khác trong quy trình. Thêm cả làm sạch kỹ và ăn nhiều rau xanh vào để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên bạn phải chấp nhận chuyện phải chờ hơi lâu để thấy được kết quả. Còn may mắn đọc được bài này trước thì bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn nha.

III. TÓM LẠI

1. Có nên dùng Retinol trị mụn? Nếu có thì nên chọn sản phẩm như thế nào?

Không thể phủ nhận Retinol Obagi khá ưu việt trong chuyện cải thiện lão hoá, sắc tố, BHA Obagi da dầu mụn dùng khá ổn áp (trừ chuyện cồn nhiều dùng phải để ý quy trình xíu thôi). Nhưng nếu dùng Retinol hãng này cho da mụn thì vẫn nên xem lại. Mà bạn cũng cần phân tách rõ ràng, không phải Retinol Obagi không hợp thì tất cả các sản phẩm Retinol dạng kem khác đều không dành cho da mụn.

Hiện nay có một số thông tin cho rằng khả năng trị mụn của Retinol rất yếu – Sai lắm luôn. Trái lại, nhiều bác sĩ còn khuyến khích kết hợp Retinol và BHA để trị mụn, đặc biệt là mụn ẩn tại nhà vì tính hiệu quả, tiện lợi của nó nữa kìa. Mình có xem được 1 clip của Bác sĩ Chubby – một bác sĩ có tiếng trong ngành nói khá chi tiết về vấn đề này:

Trước sự phong phú của thị trường ngày nay, bạn chắc chắn có thể tìm được sự thay thế an toàn và hiệu quả hơn để xử lý mụn. Kinh nghiệm của mình đó là nên chọn những sản phẩm Retinol đảm bảo:

  • Công nghệ tốt giúp vận chuyển Retinol vào da ít kích ứng nhất.
  • Công thức phù hợp với da mụn (không chứa Silicone hay nhiều chất dầu nền)
  • Bảng thành phần có thêm các hoạt chất giúp điều tiết dầu và giảm viêm (như Niacinamide,…).
  • Với mụn ẩn, như nhiều bác sĩ đã chia sẻ, kết hợp Retinol và BHA là một giải pháp được đánh giá khá cao. Bởi chúng sẽ tăng cường hiệu quả loại bỏ tế bào chết, cho lỗ chân lông luôn trong tình trạng thông thoáng.

Bạn có thể tham khảo list các sản phẩm Retinol trong đây, mình thấy bảng thành phần của những sản phẩm này khá ổn áp và đa dạng cho bạn dễ chọn theo nhu cầu nè: https://blogchamsoc.com/kem-tri-mun-an

2. Có nên dùng Klenzit C / Klenzit MS trị mụn thay cho Retinol?

Sẵn nói về mụn mình cũng muốn cảnh báo những bạn đang hoặc có ý định dùng các tuýp thuốc Klenzit MS hay Klenzit C trị mụn. Đồng ý một điều chúng rẻ hơn rất nhiều so với mỹ phẩm Retinol, bạn có thể dễ dàng mua được tại nhà thuốc và đã là thuốc thì hẳn sẽ “xi nhê” trên da. Nhưng bạn cũng thừa biết, là thuốc thì nên dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

dùng klenzit trị mụn

Mình đã chứng kiến rất nhiều bạn trong group tự dùng loại Klenzit này và chịu hậu quả nặng nề. Nhẹ thì bị kích ứng, bùng mụn viêm. Nặng thì da nhiễm trùng nghiêm trọng. Đặc biệt là với Klenzit C, trên bao bì đã ghi rõ nó không chỉ có Apapalene mà còn có cả Clindamycin – thuốc kháng sinh đó mọi người ạ. Không phải chuyện dùng kích ứng rồi thôi đâu, nó liên quan đến tính mạng của bạn đấy.

Để mình nói luôn vì sao nó nguy hiểm. Việc tự ý dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn mụn C.acnes. Điều này sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn, da tăng tiết bã nhờn, bùng phát mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc và rất dễ để lại sẹo sau điều trị.

Tờ hướng dẫn sử dụng của Klenzit C cũng đã cảnh báo, mình không biết bạn đã đọc chưa, thôi mình để đây cho bạn xem rõ nhé:

3. Lời kết

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ skincare theo quan điểm không thần thánh hoá bất cứ hoạt chất, sản phẩm nào, chỉ chọn thứ phù hợp với tình trạng da của riêng bạn. Mình biết điều này đôi khi sẽ mất chút thời gian, nhưng bạn có thể thử và trải nghiệm dựa trên những tiêu chí mình đã đề cập. Yên tâm chúng được đúc kết từ kiến thức khoa học và cả kinh nghiệm “xương máu” của mình, chắc chắn sẽ có ích cho bạn :))))

Chứ để so sánh với lợi ích của Retinol, mấy tác dụng phụ này chẳng đáng là bao đâu. Quan trọng bạn tìm được sản phẩm phù hợp và biết cách kết hợp vào quy trình. Từ khi tìm được Retinol hợp da, mình cảm nhận rất rõ da mình tốt lên từng ngày, cả về mụn lẫn kết cấu da. Mình không nói tên sản phẩm đâu bạn khỏi mắc công hỏi, tự khám phá và trải nghiệm sẽ tốt hơn cho bạn. Nhưng trải nghiệm cũng phải đi kèm với tìm hiểu kiến thức để đảm bảo an toàn cho làn da nữa nha.



from Blogchamsoc – Blog về skincare & review mỹ phẩm https://blogchamsoc.com/retinol-obagi
Dr Phạm Thanh Hào
Bác sĩ Thẩm mỹ Bệnh Viện Thẩm mỹ SeoulCenter - Quận 10
Mỗi ca phẫu thuật thành công, mỗi nhận xét của khách hàng chính là thước đo về chuyên môn giúp bản thân tôi nỗ lực và phấn đấu không ngừng
drphamthanhhao@gmail.com
375 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
1800 088 878
https://seoulcenter.vn/author/phamthanhhao
#drphamthanhhao
https://www.facebook.com/drphamthanhhao
https://drphamthanhhao.blogspot.com/
ANCHOR
https://twitter.com/drphamthanhhao
https://seoulcenter.vn/author/phamthanhhao
https://phamthanhhao.weebly.com/
Dr Phạm Thanh Hào

Bác sĩ Thẩm mỹ Bệnh Viện Thẩm mỹ SeoulCenter - Quận 10

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn